Nông dân Nghệ An khôi phục sản xuất rau màu sau bão

(Baonghean.vn) - Do ảnh hưởng bão số 10, nhiều diện tích rau màu của Nghệ An mất trắng; khi trời tạnh ráo, người dân tranh thủ ra đồng thu hoạch, dọn dẹp để tiếp tục sản xuất.

Theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Quỳnh Lưu, toàn huyện có hơn 1.000 ha rau màu tập trung ở các xã Quỳnh Văn, Quỳnh Bảng, Quỳnh Lương, Quỳnh Minh, Quỳnh Nghĩa, Tân Sơn, Quỳnh Tam. Sau cơn bão số 10 đổ bộ có khoảng 50% diện tích rau màu mất trắng hoàn toàn, số diện tích còn lại là cây leo dàn như bí đao, bí đỏ, mướp đắng, đậu leo…có thể khôi phục được.

Thực hiện chỉ đạo của các cấp, hiện nay, trên các cánh đồng bà con nông dân Quỳnh Lưu tranh thủ ra đồng tái sản xuất khi nước rút, trời tạnh ráo.

Nông dân huyện Quỳnh Lưu tích cực sản xuất rau màu sau bão. Ảnh Như Thủy
Nông dân huyện Quỳnh Lưu tích cực sản xuất rau màu sau bão. Ảnh: Như Thủy

Vụ đông năm nay gia đình chị Nguyễn Thị Quý ở xóm 9, xã Quỳnh Văn sản xuất 2 sào đất vụ đông; cơ cấu rau màu ngắn ngày như xà lách, cải xoăn, rau cải ngọt. Cơn bão số 10 đi qua khi tất cả các giống rau mới lên 3 lá, còn non nên 100% diện tích thiệt hại nặng nề. Khi trời nắng ráo, gia đình chị nhanh chóng thu dọn các luống rau bị dập, hư hỏng, cày xới đất để tiếp tục xuống giống lứa mới cho kịp thời vụ.

Gia đình chị Nguyễn Thị Quý ở xóm 9, xã Quỳnh Văn khẩn trương ra đồng thu dọn rau bị dập hỏng để xuống giống lứa mới cho kịp thời vụ. Ảnh Như Thủy
Gia đình chị Nguyễn Thị Quý ở xóm 9, xã Quỳnh Văn khẩn trương ra đồng thu dọn rau bị dập hỏng để xuống giống lứa mới cho kịp thời vụ. Ảnh Như Thủy

Trời nắng ráo, bà Hồ Thị Thêm ở xã Quỳnh Lương cũng khẩn trương ra đồng để khắc phục hậu quả và thu hoạch rau màu. Do chủ động che bạt trên ruộng trước khi bão đổ bộ nên hơn 2 sào hành hoa của gia đình bà đã tránh mưa ngập và dập nát.

“Khi nước rút, gia đình huy động thêm nhân lực nhanh chóng thu hoạch hành hoa bán cho thương lái, nếu rễ cây ngâm nước lâu trong đất khi trời nắng sẽ vàng lá và hư hỏng” - bà Thêm cho biết.

Chị Phạm Thị Hương ở xã Quỳnh Minh cho biết thêm, cơn bão số 10 không gây thiệt lớn, sau một đêm nước đã rút nên gia đình chị đang tập trung thu hoạch; hiện hành hoa đang được thu mua với giá 18.000 đồng/kg, nên phải tranh thủ thu hoạch xuất bán cho thương lái.

Bà con xã Quỳnh Lương (Quỳnh Lưu) thu hoạch hành hoa sau bão. Ảnh: Việt Hùng
Bà con xã Quỳnh Lương (Quỳnh Lưu) thu hoạch hành hoa sau bão. Ảnh: Việt Hùng

Vụ hè thu này, bà con các xã bãi ngang Quỳnh Nghĩa, Quỳnh Minh, Quỳnh Lương, Quỳnh Bảng cơ cấu chủ lực khoảng 70% diện tích hành hoa, với tổng diện tích đất canh tác 700 ha. Hành hoa có thể chịu hạn tốt vào vụ hè nhưng rất dễ vàng lá, hư hỏng khi bị mưa ngập. Do đó, khi nắng lên, người dân nhanh chóng xuống đồng thu hoạch.

Đối với những diện tích rau cải bẹ, xà lách bị dập nát, hư hỏng, bà con cũng tích cực khắc phục, đồng thời cày ải đất để gieo trồng lại; các giống cây màu cứng cây như bí, mướp đắng, đậu leo, cà chua... thì cắm lại giàn, buộc dây leo, vun gốc cho cây phục hồi sinh trưởng để có thu hoạch trong thời gian ngắn nhất.

Nông dân Quỳnh Lưu chăm sóc, vun luống hành hoa sau bão. Ảnh: Việt Hùng
Nông dân Quỳnh Lưu chăm sóc, vun luống hành hoa sau bão. Ảnh: Việt Hùng

Ông Đậu Đức Năm - Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Quỳnh Lưu cho biết: Sau bão huyện đã tổ chức các đoàn kiểm tra, thống kê thiệt hại, đồng thời chỉ đạo các xã, thị trấn bám đồng, động viên nhân dân tích cực dọn dẹp vệ sinh đồng ruộng, khôi phục sản xuất.

Các vùng rau xã Nam Anh, Nam Xuân, Xuân Hòa là những xã có diện tích trồng rau lớn nhất huyện Nam Đàn, mỗi năm đạt doanh thu hàng tỷ đồng từ các sản phẩm rau xanh. Sau cơn bão số 10, nhiều ruộng rau của bà con nông dân ngã rạp. 

Khi nước rút, bà Hồ Thị Sen ở  xóm 3, xã Nam Anh tranh thủ ra đồng thu hoạch hoa thiên lý. Theo dự kiến, còn gần 2 tháng nữa mới hết mùa thu hoạch, nhưng do mưa to khiến 60% diện tích có nguy cơ bị thối. Điều bà Sen lo lắng là lượng nước tích tụ trong đất vẫn cao, trời nắng khiến cho cây màu dễ bị héo, kém sức sống.

Do ảnh hưởng của bão số 10, diện tích mướp của gia đình bà Nguyễn Thị Liên, xã Nam Xuân phải thu hoạch sớm hơn. Ảnh: Phương Thúy
Do ảnh hưởng của bão số 10, diện tích mướp của gia đình bà Nguyễn Thị Liên, xã Nam Xuân (Nam Đàn) phải thu hoạch sớm. Ảnh: Phương Thúy

Diện tích trồng mướp của gia đình bà Nguyễn Thị Liên ở xã Nam Xuân cũng bị gió bão quật  đổ rạp. Để khắc phụ thiệt hại, bà Liên phải thu hoạch sớm hơn dự kiến. Với những cây bị gãy thân, dập lá, được cắt và chống lại gốc để tiếp tục trồng; hiện mỗi ngày bà Liên thu hoạch được khoảng 20kg mướp, giá bán tại ruộng là 3.000 đồng/kg.

Sau bão số 10, bà con nông dân huyện Nam Đàn ra đồng khôi phục sản xuấ rau màu. Ảnh: Phương Thúy
Sau bão số 10, bà con nông dân huyện Nam Đàn ra đồng khôi phục sản xuất rau màu. Ảnh: Phương Thúy

Hiện bà con nông dân huyện Nam Đàn đang khẩn trương ra đồng khôi phục diện tích thiệt hại do bão và xuống giống lứa mới cho kịp thời vụ.  

Như Thủy - Việt Hùng - Phương Thúy

tin mới

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

(Baonghean.vn) - Từ sự năng động của lãnh đạo UBND, Hội Phụ nữ xã Thành Sơn (Anh Sơn) xây dựng mô hình chuyển đổi cây trồng, đưa giống cây củ mài và chuối sáp từ miền Nam về trồng tại xã Thành Sơn. Qua 1 năm thử nghiệm, mô hình mang lại thu nhập cao, người dân phấn khởi tiếp tục sản xuất.

Các mẫu xe đời mới hầu hết sử dụng nhiên liệu diesel đạt tiêu chuẩn Euro 5. Ảnh: Văn Trường

Người dùng ô tô ở Nghệ An vất vả tìm dầu diesel đạt chuẩn khí thải Euro 5

(Baonghean.vn) -Theo quy định của Chính phủ, từ ngày 1/1/2022, các mẫu xe ô tô mới bán ra tại thị trường Việt Nam đều phải đạt chuẩn khí thải Euro 5. Tuy nhiên tại địa bàn Nghệ An, số lượng cửa hàng bán xăng, dầu đạt chuẩn Euro 5 hiện vẫn còn rất hạn chế, khiến người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn.

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

(Baonghean.vn) - Theo tính toán dựa trên dự báo thời tiết và nguồn nước hiện tại, vụ hè thu - mùa 2024, Nghệ An có trên 4.200 ha lúa có nguy cơ hạn hán, thiếu nước tưới. Chủ động giải pháp chống hạn là nội dung ngành Nông nghiệp và các địa phương cần tập trung thực hiện ngay từ đầu vụ sản xuất.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

(Baonghean.vn) - Ngành Nông nghiệp và PTNT đã nỗ lực thu hút các nguồn vốn đầu tư vào hệ thống thuỷ lợi, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp hiện đại, thích ứng biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.