Những người không nghỉ Tết Dương lịch

(Baonghean.vn) - Ngày đầu năm, trong khi người lao động trong nhà máy, xí nghiệp, công ty... được nghỉ Tết Dương lịch 2 ngày, thì những người nông dân, ngư dân, hay những người lao động tự do khác, họ không có khái niệm nghỉ tết dương lịch. Ngày đầu năm, họ vẫn tất bật với công việc của mình để kiếm thêm thu nhập, trang trải cuộc sống và đáp ứng nhu cầu của thị trường.

» Ngư dân trúng lộc biển đầu năm mới

 » Cảng Nghệ Tĩnh đón mã hàng đầu năm

Những ngày Tết Dương lịch, trên các cánh đồng, hay công trình xây dựng tư nhân, bến cá... đều tấp nập người lao động. Mặc dù là ngày Tết Dương lịch, nhưng họ vẫn vui vẻ lao động, bởi với họ có việc để làm là niềm vui.

Dù biết rằng ngày 1/1 là ngày nghỉ tết Dương lịch, nhưng anh Nguyễn Bá Huy ở xã Bắc Thành (Yên Thành), cùng với tổ thợ nề của mình vẫn đi làm như ngày thường để kiếm thêm thu nhập. Anh Huy cho biết, 1 ngày công thợ của anh được chủ thầu trả 220 nghìn đồng.
Dù biết rằng ngày 1/1 là ngày nghỉ Tết Dương lịch, nhưng các anh Nguyễn Bá Huy, Nguyễn Duy Đông... ở xã Bắc Thành (Yên Thành), cùng với tổ thợ nề của mình vẫn đi làm như ngày thường để hoàn thành công việc và có thêm thu nhập. Anh Huy vui vẻ cho biết, có việc mà làm là phấn khởi, chứ không nghỉ Tết mặc dù ngày Tết Dương lịch vẫn chỉ hưởng ngày công thợ 220 nghìn đồng như ngày thường. 
Ở xã Nam Thành (Yên Thành) hiện có 46 máy đóng táp lô, tạo việc làm cho gần 140 lao động trực tiếp. Mỗi ngày Nam Thành sản xuất khoảng 8 vạn viên táp lô, cung cấp nguồn vật liệu xây dựng cho người dân trong và ngoài huyện. Ngày tết Dương lịch toàn bộ các thợ đóng táp lô chủ yếu là phụ nữ vẫn lao động bình thường. Những người lao động được chủ máy trả tiền công 200 đồng/viên, tính ra 1 buổi họ có thu nhập hpn 100 nghìn đồng. Trong ảnh: Máy đóng táp lô của anh Tuấn, chị Hoài, xóm mới, xã Nam Thành
Ở xã Nam Thành (Yên Thành) hiện có 46 máy đóng táp lô, tạo việc làm cho gần 140 lao động trực tiếp. Mỗi ngày Nam Thành sản xuất khoảng 8 vạn viên gạch, cung cấp nguồn vật liệu xây dựng cho người dân trong và ngoài huyện. Ngày đầu năm, toàn bộ các thợ đóng táp lô chủ yếu là phụ nữ vẫn tất bật bên giàn máy đóng táp lô. Những người lao động được chủ máy trả tiền công bằng cách tính sản phẩm, với mức 200 đồng/viên, tính ra 1 buổi họ có thu nhập hơn 100 nghìn đồng. Trong ảnh: Máy đóng táp lô của anh Tuấn, chị Hoài ở xóm mới, xã Nam Thành được các nhân công làm từ 5 giờ sáng ngày đầu năm, như mọi ngày.
Với anh Nguyễn Văn Long, xã Liên Thành tranh thủ ngày tết Dương lịch nhận làm đất sản xuất vụ xuân cho người dân trong xã. ra đồng từ mờ sáng đến chiều tối, mỗi ngày anh làm được 1 mẫu đất. Thường thì thợ máy phải làm đất 2 lần mới cấy được, khi đó họ thu 2 00 nghìn đồng/sào.
Với anh Nguyễn Văn Long, xã Liên Thành (Yên Thành) tranh thủ ngày Tết Dương lịch nhận làm đất sản xuất vụ xuân cho người dân trong xã. Ra đồng từ mờ sáng đến chiều tối, mỗi ngày anh làm được 1 mẫu đất. Anh Long cho biết: Mình đã nhận làm đất cho họ rồi thì tranh thủ thời gian làm để đất ruộng được ngâm ủ dài ngày, sau này làm đất cấy cho dễ, lúa mới tốt. Ngày Tết Dương lịch chưa có năm nào anh có khái niệm nghỉ, bởi công việc khi nào cũng tất bật. Để hoàn thành việc làm đất cho 1 sào ruộng, chủ máy thu 200 nghìn đồng/sào.
Vì chồng yếu, 2 đứa con làm công nhân xa nhà, một mình bà Thái Thị Lương, xóm 5, xã Bắc Thành, huyện Yên Thành chủ yếu cáng đáng việc đồng ruộng của gia đình. Từ mờ sáng của ngày tết Dương lịch, một mình bà Lương ra ruộng vét bùn từ đầm lầy lên đắp bờ ruộng, chuẩn bị cho sản xuất vụ xuân tới.
Vì chồng yếu, 2 đứa con làm công nhân xa nhà, một mình bà Thái Thị Lương, xóm 5, xã Bắc Thành, huyện Yên Thành chủ yếu cáng đáng việc đồng ruộng của gia đình. Từ mờ sáng của ngày Tết Dương lịch, một mình bà Lương ra ruộng vét bùn từ đầm lầy lên đắp bờ ruộng, chuẩn bị cho sản xuất vụ xuân tới.
Gia đình bà Nguyễn Thị Hoa, xã Quỳnh Lương, Quỳnh Lưu thu hoạch rau cần ngày cuối năm. Bà cho biết, năm nay giá rau giảm nhiều so với năm ngoái, 1 bó rau cần giá chỉ từ 3.000 – 4.000 đồng. Tuy nhiên , càng giáp Tết dự kiến giá sẽ tăng lên
Gia đình bà Nguyễn Thị Hoa, xã Quỳnh Lương, Quỳnh Lưu thu hoạch rau cần ngày cuối năm. Bà cho biết, năm nay giá rau giảm nhiều so với năm ngoái, 1 bó rau cần giá chỉ từ 3.000 – 4.000 đồng. Tuy nhiên, càng giáp Tết dự kiến giá sẽ tăng lên.
các ngư dân Diễn Kim, Diễn Châu cũng khâu vá lại những tấm lưới đã cũ, tân trang tàu thuyền để chuẩn bị cho chuyến ra khơi đầu năm
Ngư dân xã Diễn Kim, huyện Diễn Châu khâu vá lại những tấm lưới đã cũ, tân trang tàu thuyền để chuẩn bị cho chuyến ra khơi đầu năm.
Gia đình chị Phan Thị Lợi, xã Diễn Bích (Diễn Châu) vẫn tất bật chế biến cá đánh bắt từ biển về. Sau đó sẽ sơ chế bằng cách nướng trên than đỏ, giá cá sau khi sơ chế tăng từ 20 %- 30 % so với cá tươi. Chị Lợi chia sẻ : Tết dương thì của người nước ngoài thôi, chứ bà con chúng tôi vẫn làm việc bình thường. Chúng tôi đang kỳ vọng vào thị trường Tết âm, thời điểm chúng tôi vớt vát lại kinh tế sau một năm đầy biến động
Cũng như các gia đình khác chuyên làm nghề buôn bán hải sản trong xã, gia đình chị Phan Thị Lợi, xã Diễn Bích (Diễn Châu) tất bật chế biến hải sản sau khi đánh bắt từ biển về. Hải sản này sẽ sơ chế bằng cách nướng trên than đỏ để tiêu thụ ở chợ quê, giá cá sau khi sơ chế tăng từ 20 %- 30 % so với cá tươi. Chị Lợi chia sẻ: Dịp Tết Dương lịch, lượng thực phẩm sẽ tiêu thụ mạnh nên  tranh thủ buôn bán kiếm lời.  
Ngày cuối năm, bà Phan Thị Nậm, Diễn Thành vẫn cặm cụi với nghề cào ngao hàng chục năm qua. Hiện nay, giá ngao to giá bán tại biển 60 nghìn/ kg, ngao nhỏ 35 nghìn/kg. Ngày may mắn, bà có thể cào được từ 2 – 3 kg ngao bán làm thu nhập trong ngày.
Ngày đầu năm thời tiết khá lạnh, bà Phan Thị Nậm, Diễn Thành (Diễn Châu) vẫn cặm cụi với nghề cào ngao bên bãi biển. Hiện nay, giá ngao to giá bán tại biển 60 nghìn/ kg, ngao nhỏ 35 nghìn/kg. Ngày may mắn, bà cào được từ 2 – 3 kg ngao bán làm thu nhập trong ngày.

 Xuân Hoàng - Quang An

tin mới

Tỷ lệ che phủ rừng Nghệ An đạt 58,33%. Ảnh: tư liệu

Tỷ lệ che phủ rừng của Nghệ An đạt gần 60%

(Baonghean.vn) -Năm 2023, ngành lâm nghiệp Nghệ An gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp chỉ đạo, bám sát chỉ tiêu nhiệm vụ được giao, ngành lâm nghiệp đã đạt được nhiều kết quả khả quan, góp phần vào tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Nghệ An: Kết quả giải ngân đầu tư công quý I/2024 cao hơn cùng kỳ

Nghệ An: Kết quả giải ngân đầu tư công quý I/2024 cao hơn cùng kỳ

(Baonghean.vn) - Tỷ lệ giải ngân đầu tư công quý I/2024 của Nghệ An cao hơn so với cùng kỳ, đạt trên 12%. Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân, Tổ công tác của UBND tỉnh sẽ tiếp tục làm việc trực tiếp với chủ đầu tư các dự án có tỷ lệ giải ngân thấp để đôn đốc, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc.

Kho Bạc Nhà nước Nghệ An tập trung giải ngân vốn đầu tư công

Kho Bạc Nhà nước Nghệ An tập trung giải ngân vốn đầu tư công

(Baonghean.vn) - Năm 2024 là năm bản lề, có ý nghĩa quan trọng để hoàn thành các mục tiêu của năm 2025 và các kế hoạch trung hạn đã được đề ra, nên ngay từ đầu năm 2024, Lãnh đạo Kho bạc Nhà nước Nghệ An đã tích cực triển khai các phương án nhằm nâng cao tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư.

Nhà sáng lập Ecopark chính thức ra mắt trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An

Nhà sáng lập Ecopark chính thức ra mắt trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An

(Baonghean.vn) - Với những con phố có các thương hiệu giáo dục trong nước, quốc tế, hệ thống trường học, thư viện,… cùng công viên chủ đề lần đầu tiên tại Nghệ An rộng 15.000m2, The Campus được nhà sáng lập Ecopark phát triển để trở thành trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An.

Giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại

Giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại

(Baonghean.vn) -Theo thống kê, chỉ trong 1 tuần (18/3-24/3), giá vàng trong nước đã giảm đến trên 1 triệu đồng/lượng. Đóng cửa phiên giao dịch trong tuần, hôm nay (24/3), giá vàng tăng nhẹ, cùng với nhiều yếu tố đã đẩy giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại.