TP Vinh: Áp lực GPMB để không lỡ hẹn với Ngân hàng Thế giới

(Baonghean) - Hiện nay dự án phát triển đô thị Vinh vẫn còn vướng mắc tại một số gói thầu như gói thầu Kênh Bắc đoạn 3, hào Thành cổ, dự án đường Vinh - Hưng Tây... Ngân hàng Thế giới đề xuất nếu đến 30/9/2016,  tất cả các dự án không bàn giao hết mặt bằng cho nhà thầu dự án sẽ có nguy cơ bị cắt vốn ODA.

Một số trường hợp cụ thể

Gia đình ông Nguyễn Viết Chất – xóm Mỹ Hạ, xã Hưng Lộc, TP. Vinh là 1 trong 15 hộ dân bị thu hồi đất để xây dựng hồ điều hòa thuộc dự án cải tạo và nâng cấp kênh Bắc. Toàn bộ diện tích 5.000m2 của gia đình ông trước đây là đất nông nghiệp của HTX Hưng Lộc.

Tháng 3/2004, ông Chất ra cải tạo lại khu đất này làm trang trại nuôi lợn. Năm 2008, TP. Vinh thực hiện dự án nuôi trồng thủy sản tại xã Hưng Lộc, ông đào 2 ao nuôi cá rô phi đơn tính, kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Phối cảnh đường Vinh - Hưng Tây- một hạng mục của Tiểu dự án đô thị Vinh.
Phối cảnh đường Vinh - Hưng Tây- một hạng mục của Tiểu dự án đô thị Vinh.

Hàng năm, sản lượng từ nuôi cá đạt 4 – 5 tấn/năm. Sau khi thành phố có thông báo về việc lấy toàn bộ diện tích nuôi trồng thủy sản của gia đình ông và một số hộ dân tại vùng lòng hồ này để xây dựng hồ điều hòa, ông Nguyễn Viết Chất cho rằng: Đây là dự án lớn của thành phố nhằm cải thiện vệ sinh môi trường, tạo cảnh quan đô thị nên gia đình ông hoàn toàn đồng tình.

Đến nay, các phòng, ban thành phố đã thực hiện đo đạc, kiểm đếm tài sản trên đất .Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, đoàn đã đo thiếu một phần diện tích đất của gia đình ông nên chưa thể hoàn thiện hồ sơ để bồi thường GPMB, đến nay mặc dù các nhà thầu đã thi công dự án được một thời gian, nhưng gia đình ông vẫn chưa nhận được tiền đền bù GPMB, chưa thể di dời tài sản để bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công. 

Dự án xây dựng hồ điều hòa có tổng diện tích đất quy hoạch 53,6 ha, chủ yếu đất nông nghiệp tại các phường, xã: Hưng Dũng, Hưng Hòa, Hưng Lộc. Đến thời điểm này, thành phố đã phê duyệt phương án bồi thường 43,46 ha (đạt 80%).

Riêng địa bàn xã Hưng Lộc là địa phương có diện tích đất bị ảnh hưởng lớn nhất với 42,9 ha, trong đó có 27,4 ha đất nông nghiệp và 15,5 ha đất do UBND xã quản lý. Đối với phần diện tích đất do xã quản lý, hiện nay đã GPMB xong và bàn giao cho đơn vị thi công.

Còn đối với 27,4 ha đất nông nghiệp đã phê duyệt phương án bồi thường đối với diện tích 18 ha, còn lại 9,4 ha chưa lập được phương án bồi thường do UBND xã Hưng Lộc chưa xác nhận xong về nguồn gốc sử dụng đất. 

Tại dự án đường Vinh – Hưng Tây (chiều dài hơn 6km) nối đường 72 m đi Cửa Lò, chạy qua địa bàn phường Quán Bàu và xã Hưng Đông (TP.Vinh) thuộc dự án đô thị Vinh. Hiện, khó khăn nhất là GPMB  ở  Xí nghiệp đầu máy Vinh thuộc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, với diện tích thu hồi đất khoảng 12.923 m2.

UBND tỉnh Nghệ An đã có văn bản gửi Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đề nghị tạo điều kiện triển khai xây dựng cầu vượt đường sắt Bắc - Nam, đoạn qua Xí nghiệp đầu máy Vinh. Tuy nhiên, về việc đền bù, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đề nghị Chủ đầu tư dự án (UBND TP.Vinh) tổ chức xây dựng mới, hoàn trả lại các công trình bị giải tỏa, di dời, bị ảnh hưởng trên khu đất của Chi nhánh Xí nghiệp đầu máy Vinh. 

Thi công hào thành cổ Vinh.
Thi công hào thành cổ Vinh.

Khối lượng công việc lớn

Thành phố Vinh hiện như một đại công trường với các dự án cải tạo kênh Bắc, thi công hồ Cửa Nam,  hào Thành cổ, đường Vinh – Hưng Tây, bên cạnh đó Khu đô thị và dịch vụ VSIP cũng đang hối hả thi công mặt bằng.

Tại cuộc họp mới đây giữa Ngân hàng Thế giới (WB), đoàn công tác của WB đã đánh giá chất lượng công trình các dự án đầu tư từ vốn WB trên địa bàn thành phố khá đồng đều, đảm bảo yêu cầu. Tuy nhiên còn 8 gói thầu vướng mắc giải phóng mặt bằng và bị chậm tiến độ khoảng 22%.

Theo bà Phan Thị Phương Huyền, đại diện của WB phụ trách địa bàn, đến ngày 30/7, cần giải phóng xong một số dự án và đến ngày 30/9/2016, nếu không có mặt bằng cho tất cả các gói thầu thì WB sẽ có ý kiến về việc không tiếp tục giải ngân. 

WB cũng lưu ý chất lượng mỹ thuật công trình một số nơi chưa đảm bảo, quản lý vật liệu và môi trường chưa tốt, huy động lực lượng, máy móc còn hạn chế như Tổng Công ty xây dựng Hà Nội... 

Theo báo cáo của thành phố Vinh: Kênh Bắc đoạn 3 hiện mới thi công được hơn 60% khối lượng. Ở khu tái định cư Quán Bàu, còn 5% diện tích đất ở đang thực hiện chi trả tiền BT-GPMB, trong đó còn 6 hộ chưa chi trả do người đân đang kiến nghị về giá bồi thường đất và số lượng lô đất tái định cư. Dự kiến hoàn thành GPMB trong tháng 6/2016, khối lượng thi công ước đạt 80%.

Đơn vị thi công đã  hoàn thành 208 lô đất đủ điều kiện để bàn giao đất tái định cư tại chỗ cho các hộ dân tái định cư tại chỗ và các hộ bị ảnh hưởng bởi công trình hào Thành cổ và đường Vinh – Hưng Tây đoạn qua thành phố Vinh.

Ở dự án Nâng cấp, cải tạo hồ Cửa Nam, khối lượng thi công ước đạt 65%, trong khi thời gian đã triển khai khoảng 70% bao gồm cả thời gian cho công tác chuẩn bị thi công. Dự án nâng cấp, cải tạo mương xung quanh Thành cổ Vinh vẫn còn một số hộ chưa nhất trí phương án đền bù.

Vướng mắc đất nuôi trồng thủy sản ở Hồ điều hòa.
Vướng mắc đất nuôi trồng thủy sản ở Hồ điều hòa.

Đến nay, nguồn vốn đối ứng trong  năm 2016 để thực hiện đền bù GPMB và đấu thầu các gói thầu còn lại của dự án cần 495,4 tỷ đồng, đã cấp ứng cho dự án 202 tỷ; còn thiếu hơn 200 tỷ đồng.

Trong đó UBND tỉnh, UBND thành phố và ban QLDA đang hoàn thiện các thủ tục xin nguồn vốn Trung ương 122 tỷ đồng; Nguồn vốn còn thiếu là 171,4 tỷ đồng do nguồn ngân sách địa phương bố trí, hiện nay đã cấp cho dự án 68,6 tỷ đồng, số tiền còn lại sẽ cấp cho dự án trong năm 2016.

Ông Nguyễn Hoài An – Chủ tịch UBND Thành phố Vinh cho biết: Áp lực cả về thời gian lẫn nguồn vốn nhưng thành phố đang quyết liệt trong GPMB, tập trung chỉ đạo các ban, ngành của thành phố, trung tâm quỹ đất, các phường xã vào cuộc giải quyết các vướng mắc để đảm bảo thực hiện cam kết với Ngân hàng Thế giới. 

Trân Châu - Võ Huyền

tin mới

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

(Baonghean.vn) - Từ sự năng động của lãnh đạo UBND, Hội Phụ nữ xã Thành Sơn (Anh Sơn) xây dựng mô hình chuyển đổi cây trồng, đưa giống cây củ mài và chuối sáp từ miền Nam về trồng tại xã Thành Sơn. Qua 1 năm thử nghiệm, mô hình mang lại thu nhập cao, người dân phấn khởi tiếp tục sản xuất.

Các mẫu xe đời mới hầu hết sử dụng nhiên liệu diesel đạt tiêu chuẩn Euro 5. Ảnh: Văn Trường

Người dùng ô tô ở Nghệ An vất vả tìm dầu diesel đạt chuẩn khí thải Euro 5

(Baonghean.vn) -Theo quy định của Chính phủ, từ ngày 1/1/2022, các mẫu xe ô tô mới bán ra tại thị trường Việt Nam đều phải đạt chuẩn khí thải Euro 5. Tuy nhiên tại địa bàn Nghệ An, số lượng cửa hàng bán xăng, dầu đạt chuẩn Euro 5 hiện vẫn còn rất hạn chế, khiến người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn.

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

(Baonghean.vn) - Theo tính toán dựa trên dự báo thời tiết và nguồn nước hiện tại, vụ hè thu - mùa 2024, Nghệ An có trên 4.200 ha lúa có nguy cơ hạn hán, thiếu nước tưới. Chủ động giải pháp chống hạn là nội dung ngành Nông nghiệp và các địa phương cần tập trung thực hiện ngay từ đầu vụ sản xuất.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

(Baonghean.vn) - Ngành Nông nghiệp và PTNT đã nỗ lực thu hút các nguồn vốn đầu tư vào hệ thống thuỷ lợi, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp hiện đại, thích ứng biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.

Mực nháy

Du khách chen chân mua đặc sản mực nháy tại phố biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Mực nháy là đặc sản nức tiếng tại phố biển Cửa Lò mà bất cứ du khách nào khi trở về cũng đều muốn thưởng thức. Vào mỗi đêm, ánh đèn của tiểu thương hoà lẫn vào ánh đèn đô thị khiến khu chợ mực nháy sáng bừng, tiếng nói cười râm ran cả một vùng...

Xuân Hoàng

Du lịch Tân Kỳ cần cú hích từ giao thông

(Baonghean.vn) - Huyện Tân Kỳ có tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng và sinh thái, danh lam thắng cảnh. Tuy nhiên, hiện nay một số tuyến đường giao thông chính trên địa bàn xuống cấp, hoặc có điểm du lịch như cây sanh nghìn tuổi ở xã Giai Xuân chưa được đầu tư làm đường nên dần bị lãng quên.