Hấp dẫn chợ rau, củ nơi miền Tây xứ Nghệ

Tiến Đông - Xuân Hoàng

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Dọc các con đường cheo leo trên sườn núi ở huyện biên giới Kỳ Sơn, thi thoảng lại có một nhóm người ngồi nép bên nhau trong lán dựng tạm bên đường. Họ bày bán các loại rau, củ mà gia đình trồng được trên nương rẫy cho khách qua đường.
Trên tuyến Quốc lộ 16 nối từ Kỳ Sơn qua huyện Quế Phong, đoạn đi qua xã Huồi Tụ có một dãy lán được người dân dựng lên để bày bán các mặt hàng rau, củ. Đây là khu vực ngã ba nên thường xuyên có đông người qua lại, mặt hàng được bày bán tại đây cũng chỉ có duy nhất rau, củ chứ không hề có thịt, cá như các khu chợ dưới miền xuôi. Ảnh: Tiến Đông
Trên tuyến Quốc lộ 16 nối từ Kỳ Sơn qua huyện Quế Phong, đoạn đi qua xã Huồi Tụ có một dãy lán được người dân dựng lên để bày bán các mặt hàng rau, củ. Đây là khu vực ngã ba nên thường xuyên có đông người qua lại, mặt hàng được bày bán tại đây cũng chỉ có duy nhất rau, củ chứ không hề có thịt, cá như các khu chợ dưới miền xuôi. Ảnh: Tiến Đông
Tuyến Quốc lộ 16 là tuyến đường huyết mạch nối khu vực Tây Bắc và Tây Nam của Nghệ An nên lưu lượng người qua lại khá đông. Ảnh: Xuân Hoàng
Tuyến Quốc lộ 16 là tuyến đường huyết mạch nối khu vực Tây Bắc và Tây Nam của Nghệ An nên lưu lượng người qua lại khá đông. Ảnh: Xuân Hoàng
Vụ đông này người dân Kỳ Sơn không gieo cấy được nên họ chỉ trồng rau, củ trên nương rẫy như gừng, khoai sọ, cải Mông. Nhà nào trồng nhiều sử dụng không hết thì gùi lên chợ bán lấy tiền mua gạo. Ảnh: Tiến Đông
Vụ đông này người dân Kỳ Sơn không gieo cấy được nên họ chỉ trồng rau, củ trên nương rẫy như gừng, khoai sọ, cải Mông. Nhà nào trồng nhiều sử dụng không hết thì gùi lên chợ bán lấy tiền mua gạo. Ảnh: Tiến Đông
So với giá cả hàng nông sản ở khu vực miền xuôi, mỗi bó rau được bày bán tại đây có giá từ 5.000 đồng trở lên, dù đắt hơn nhưng vẫn được nhiều người chọn mua, vì rau được trồng trên nương rẫy, không sử dụng các loại phân bón hóa chất nên chất lượng cũng ngon hơn. Ảnh: Xuân Hoàng
Mỗi bó rau được bày bán tại đây có giá từ 5.000 đồng trở lên. Ảnh: Xuân Hoàng 
Ấn tượng với những khu chợ xanh, nhiều du khách qua đường đã dừng mua những món quà đặc sản đem về xuôi. Ảnh: Xuân Hoàng
Nhiều du khách qua đường đã dừng mua những món quà đặc sản đem về xuôi. Ảnh: Xuân Hoàng
Càng đi sâu theo Quốc lộ 16, những khu chợ lại càng nhỏ hơn. Nói là chợ nhưng thực ra cũng chỉ vài ba người gùi rau ra ngồi bán. Rau được sắp xếp gọn gàng lên sạp chờ người đi qua ghé mua. Ảnh: Tiến Đông
Càng đi sâu theo Quốc lộ 16, những khu chợ lại càng nhỏ hơn. Nói là chợ nhưng thực ra cũng chỉ vài ba người gùi rau ra ngồi bán. Ảnh: Tiến Đông
Nụ hoa gừng, đặc sản của Kỳ Sơn được người dân bán từng bó nhỏ, có giá từ 10-20 nghìn đồng. Ảnh: Tiến Đông
Nụ hoa gừng, đặc sản của Kỳ Sơn được người dân bán từng bó nhỏ, có giá từ 10-20 nghìn đồng. Ảnh: Xuân Hoàng
Khách hàng của bà con nơi đây chủ yếu là giáo viên, những cán bộ dưới xuôi lên công tác có dịp đi ngang qua tuyến đường này. Ngoài giá trị vật chất là những loại rau thơm, cỏ lạ, nó còn mang giá trị tinh thần, là món quà đặc sản của miền núi gửi về cho người thân, bạn bè. Ảnh: Tiến Đông
Khách hàng của bà con nơi đây chủ yếu là giáo viên, những cán bộ dưới xuôi lên công tác có dịp đi ngang qua tuyến đường này. Ngoài giá trị vật chất là những loại rau thơm, cỏ lạ, nó còn mang giá trị tinh thần, là món quà đặc sản của miền núi gửi về cho người thân, bạn bè. Ảnh: Tiến Đông 
Chị Lầu Y Xỳ trú tại bản Pả Xá, xã Huồi Tụ tranh thủ lúc vắng khách lại mang khăn ra thêu. Chì Xỳ cho biết, rau gia đình trồng được nhiều trên rẫy nên mang ra bán, ngày nào có thì đem ra lán ngồi bán, không thì ở nhà. Nếu gặp khách thì có thể bán hết sớm, còn không thì ngồi cả ngày đến tối mịt mới về. Ảnh: Tiến Đông
Chị Lầu Y Xỳ trú tại bản Pả Xá, xã Huồi Tụ tranh thủ lúc vắng khách lại mang khăn ra thêu. Chị Xỳ cho biết, rau gia đình trồng được nhiều trên rẫy nên mang ra bán, ngày nào có thì đem ra lán ngồi bán, không thì ở nhà. Nếu gặp khách thì có thể bán hết sớm, còn không thì ngồi cả ngày đến tối mịt mới về. Ảnh: Xuân Hoàng
Bà Cử Y Mày cũng trú tại
Bà Cử Y Mày cũng trú tại bản Pả Xá gùi rau ra lán ngồi bán. Không soạn sửa ở nhà mà ra đến đây thì bà mới tách từng lọn rau thành bó nhỏ rồi buộc lại gọn gàng. Bà Mày bán rau của mình và bán hộ cho con gái. Những chợ cóc ven đường trở thành nơi người dân đem nông sản của mình ra bán, dù đơn sơ nhưng cũng trở thành một nét văn hóa độc đáo nơi miền Tây xứ Nghệ. Ảnh: Tiến Đông

tin mới

Các mẫu xe đời mới hầu hết sử dụng nhiên liệu diesel đạt tiêu chuẩn Euro 5. Ảnh: Văn Trường

Người dùng ô tô ở Nghệ An vất vả tìm dầu diesel đạt chuẩn khí thải Euro 5

(Baonghean.vn) -Theo quy định của Chính phủ, từ ngày 1/1/2022, các mẫu xe ô tô mới bán ra tại thị trường Việt Nam đều phải đạt chuẩn khí thải Euro 5. Tuy nhiên tại địa bàn Nghệ An, số lượng cửa hàng bán xăng, dầu đạt chuẩn Euro 5 hiện vẫn còn rất hạn chế, khiến người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn.

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

(Baonghean.vn) - Theo tính toán dựa trên dự báo thời tiết và nguồn nước hiện tại, vụ hè thu - mùa 2024, Nghệ An có trên 4.200 ha lúa có nguy cơ hạn hán, thiếu nước tưới. Chủ động giải pháp chống hạn là nội dung ngành Nông nghiệp và các địa phương cần tập trung thực hiện ngay từ đầu vụ sản xuất.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

(Baonghean.vn) - Ngành Nông nghiệp và PTNT đã nỗ lực thu hút các nguồn vốn đầu tư vào hệ thống thuỷ lợi, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp hiện đại, thích ứng biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.

Mực nháy

Du khách chen chân mua đặc sản mực nháy tại phố biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Mực nháy là đặc sản nức tiếng tại phố biển Cửa Lò mà bất cứ du khách nào khi trở về cũng đều muốn thưởng thức. Vào mỗi đêm, ánh đèn của tiểu thương hoà lẫn vào ánh đèn đô thị khiến khu chợ mực nháy sáng bừng, tiếng nói cười râm ran cả một vùng...

Xuân Hoàng

Du lịch Tân Kỳ cần cú hích từ giao thông

(Baonghean.vn) - Huyện Tân Kỳ có tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng và sinh thái, danh lam thắng cảnh. Tuy nhiên, hiện nay một số tuyến đường giao thông chính trên địa bàn xuống cấp, hoặc có điểm du lịch như cây sanh nghìn tuổi ở xã Giai Xuân chưa được đầu tư làm đường nên dần bị lãng quên.