Thầy Văn Như Cương: VNEN là gì nếu chỉ để tiêu hàng chục triệu USD?

Thầy Văn Như Cương khi bình luận về Dự án trường học mới (VNEN) thì tỏ ra băn khoăn và ái ngại nhiều điều. 

“Như tôi hiểu, Ngân hàng thế giới tài trợ 86 triệu USD cho dự án, nếu hoàn thành thì sẽ tiếp tục cho giai đoạn 2 (áp dụng lên tới THCS), nhưng trước hết 86 triệu USD này vẫn chưa được báo cáo, chưa được tổng kết là chi vào những việc gì?. 

PGS. Văn Như Cương băn khoăn về tính khả thi của VNEN.
PGS. Văn Như Cương băn khoăn về tính khả thi của VNEN.

Những cơ sở được thụ hưởng dự án VNEN là bao nhiêu, và được thay đổi như thế nào sau khi áp dụng…, thứ nữa tại sao chúng ta lại phải lấy một mô hình của nước Colombia – một mô hình xuất phát từ ghép lớp ở nước khó khăn?

Trong khi lớp ghép chúng ta đã làm từ lâu. Nhưng thế giới họ đề nghị chúng ta thực hiện với mục đích gì thì tôi cũng chưa hiểu, nhân dân cũng chưa hiểu” PGS. Văn Như Cương băn khoăn.

Với điều kiện cơ sở vật chất như ở Việt Nam hiện tại, muốn thực hiện được mô hình VNEN thì mỗi lớp phải kê bàn ghế thành 6 “mâm”, mỗi “mâm” 6-7 người, các em không chỉ cứ cúi xuống để “ăn” mà phải vẹo đầu nhìn lên bảng do vị trí và ghế ngồi không phải ghế xoay. 

Điều này, theo PGS. Văn Như Cương thì đã có nhiều người kêu. Bởi mô hình VNEN chúng ta áp dụng một cách y nguyên thì ngân hàng thế giới mới cấp tiền, đến mức độ lớp trưởng cũng thay bằng “chủ tịch hội đồng tự quản”, vấn đề này người dân, xã hội đã phản ứng mạnh. Vậy theo PGS. Cương cứ để tên gọi là “lớp trưởng” thì đã sao?

“VNEN đã dập khuân một cách máy móc (từ cách ngồi học, lớp trưởng, bầu bán lớp trưởng đều có quy trình), tôi không hiểu những điều đó để làm gì. Tôi suy nghĩ không biết có đúng không nhưng chúng ta phải làm như vậy để được lĩnh tiền? Như thế thì vô lí quá. Trong tất cả các dự án về giáo dục, nói chung dự án nào cũng vấp phải chất lượng của dự án” PGS. Văn Như Cương nhấn mạnh.

Nhân chuyện nói về các dự án trong giáo dục, tính khả thi và chất lượng của dự án rất khó định lượng. PGS. Văn Như Cương lấy ví dụ, nếu như chúng ta đấu thầu với nhà thầy một con đường, con đường này 1 tháng sau có thể lún, điều đó ai cũng biết về chất lượng.

Ngược lại, với những dự án kiểu như VNEN không ai kiểm chứng được sự thành công hay thất bại (có thể sự thành công của dự án là học sinh của một vùng đến trường đầy đủ, nhưng khi kết thúc dự án các em lại bỏ học?).

Trang trí một lớp học VNEN tại trường tiểu học Sơn Tây, Hương Sơn
Trang trí một lớp học VNEN tại trường tiểu học Sơn Tây, Hương Sơn

“Trong giáo dục tham ô tôi không nói, chắc là ít hơn ngành khác, nhưng làm như VNEN là lãng phí rất lớn. Dự án thì phập phù, không minh bạch, không báo cáo, không tổng kết, không định lượng được. Tôi nghĩ đây là một vấn đề rất lớn của giáo dục” PGS. Văn Như Cương cho biết.

Chính vì vậy, từ những nhận định trên PGS. Văn Như Cương cho rằng, vấn đề lớn nhất là Bộ GD&ĐT thường không lắng nghe, hoặc lắng nghe cho có.

Với mô hình VNEN đã có nhiều phụ huynh, thầy cô giáo lên tiếng, rõ nhất là chuyện tuyển sinh vào lớp 6, các em học theo mô hình VNEN khi vào lớp 6 thường phải có quá trình đào tạo lại từ việc hướng dẫn làm bài kiểm tra 15 phút như thế nào, làm bài ở nhà như thế nào, vì cấp tiểu học các em không được chấm điểm.

“Tôi thắc mắc rằng, nếu thí điểm VNEN mà kết quả thành công thì có đưa vào cải cách giáo dục sắp tới hay không, như vậy thì toàn bộ truyền thống dạy học của chúng ta sẽ bỏ đi? Và tất cả cấp tiểu học sẽ theo của Colombia?” PGS. Văn Như Cương đặt vấn đề.

Trong khi đó, PGS. Nguyễn Kế Hào, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GD&ĐT) nhận định, với mô hình trường học mới thì cơ sở vật chất không cần nhiều, mà chủ yếu áp dụng để thay đổi phương pháp. Nếu trước kia học sinh ngồi theo hàng thì với VNEN các em ngồi bàn tròn lại để học.

Tuy nhiên, một điều băn khoăn của các nhà giáo, liệu khi năm 2016 dự án VNEN kết thúc thì có được áp dụng tiếp tục, và có gắn kết gì với chương trình, sách giáo khoa hay không?

PGS. Nguyễn Kế Hào cho rằng, mọi dự án khi kết thúc và lúc hết tiền thì dừng lại. Nhưng khi áp dụng VNEN vào Việt Nam cũng ít nhiều khuấy động làm thay đổi, nhưng điều này là ít.

Dự án trường học mới là một Dự án về sư phạm nhằm xây dựng và nhân rộng một kiểu mô hình nhà trường tiên tiến, dự án này sẽ kết thúc vào năm 2016.

Việc triển khai một mô hình giáo dục mới từ nước Colombia vào Việt Nam, ít nhiều theo PGS. Nguyễn Kế Hào là không có hại nếu chúng ta biết giới hạn. Nội dung VNEN được xây dựng trên nền bộ sách cũ và chỉ áp dụng phương pháp mới để biên soạn lại và in lại cho học sinh. 

“Mọi sự cải tiến đều có thể đem lại lợi ích, cũng như giáo viên soạn giáo án tốt thì sẽ đem lại kết quả. VNEN làm trên diện rộng, khi dự án kết thúc có thể những năm tới giáo viên vẫn dạy theo VNEN, hoặc có thể dạy như chương trình cũ, vì căn bản là thay đổi phương pháp” PGS. Nguyễn Kế Hào cho biết.

Lí do vì sao không áp dụng VNEN ở thành thị, PGS. Nguyễn Kế Hào cho rằng ở thành thị số lượng học sinh/lớp quá đông nên không thể áp dụng được, mở miền núi, vùng sâu vùng xa lớp ít học sinh nên mới có thể kê bàn ghế để ngồi như VNEN.

“Nguồn kinh phí cho VNEN không phải trả lại, đã có yếu tố nước ngoài thì chúng ta phải tiêu tiền đúng theo những gì đã ký. Tôi thấy áp dụng VNEN thì học sinh được chơi, được thích, nhưng học sinh thích thì không phải cái gì cũng đúng. Nếu cho học sinh hê-rô-in cũng thích chứ, nhưng cái thích đó có đúng hay không, có lợi hay không?” PGS. Hào nhận định.

Theo Giaoduc.net

tin mới

Sáp nhập

Sáp nhập trường lớp ở huyện Thanh Chương: Trao cơ hội học tập tốt nhất cho học trò

(Baonghean.vn) - Sáp nhập trường lớp là xu hướng tất yếu nhằm tập trung đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học của các trường. Đây cũng là mục tiêu huyện Thanh Chương đang kiên trì thực hiện, với mong muốn đem đến môi trường giáo dục tốt nhất cho các học trò.

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

(Baonghean.vn) - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An cho các giáo viên ở miễn phí trong khu tập thể, dù trong hợp đồng nêu rõ, khi nào nhà trường có nhu cầu, các hộ sẽ phải trả lại, nhưng đến khi trường cần mặt bằng để xây ký túc xá cho học sinh, những người này lại từ chối bàn giao.