Chính trường Italy: 'Cái sảy nảy cái ung'

(Baonghean) - ​Thủ tướng Italy Giuseppe Conte vừa đệ đơn từ chức trong bối cảnh khủng hoảng chính trị đang bủa vây quốc gia này. Một vòng luẩn quẩn mới trên chính trường xứ sở hình chiếc ủng dường như lại đang tái diễn…
Ông Giuseppe Conte từ chức sau 14 tháng cầm quyền. Ảnh: AFP
Ông Giuseppe Conte từ chức sau 14 tháng cầm quyền. Ảnh: AFP

Đường ai nấy đi

Trong suốt 1 thập kỷ qua, Italy nổi tiếng với những rắc rối chính trị, và những diễn biến mới nhất trên chính trường ở quốc gia “hình chiếc ủng” mùa hè này cũng không phải ngoại lệ. Quyết định từ chức của Thủ tướng Giuseppe Conte có thể xem là hệ quả tất yếu của sự chia rẽ giữa các đảng phái kể từ khi chính phủ được thành lập hồi tháng 5/2018. Khi đó, ông Conte được Tổng thống Sergio Mattarella đề cử làm Thủ tướng và đứng ra thành lập chính phủ liên minh gồm đảng Liên đoàn (NL) và đảng “Phong trào 5 sao” (M5S). Nội các của ông Conte được cho là chính phủ dân túy đầu tiên ở Tây Âu.

Dù cùng nằm trong liên minh cầm quyền nhưng hai đảng NL và M5S luôn bất đồng về đường lối chính trị và cách tiếp cận trong việc xây dựng chính sách. Cuộc đối đầu đã lên đến đỉnh điểm khi tuần trước, đảng cực hữu NL do Phó thủ Tướng, kiêm Bộ trưởng Nội vụ Matteo Salvini lãnh đạo đã tuyên bố chấm dứt liên minh đa số tại Quốc hội Italy và yêu cầu tổ chức tổng tuyển cử sớm nhất có thể. Điều này đồng nghĩa liên minh chính phủ giữa NL và M5S đã “đường ai nấy đi”. Diễn biến này đẩy ông Giuseppe Conte vào tình thế khó khăn. Quyết định từ chức của ông đã ngăn chặn một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm mà ông Salvini yêu cầu, nhưng cũng chấm dứt luôn chính phủ thứ 65 của Italy sau hơn 14 tháng thành lập.

Giới phân tích cho rằng, kết cục hôm nay một phần nằm trong “ván bài cá cược chính trị” của ông Salvini. Sau khi liên minh với NL hồi năm ngoái, ông Salvini đã nổi lên như một chính trị gia “có tiếng nói” ở Italy, làm lu mờ vai trò của ông Luigi Di Maio - lãnh đạo trẻ của đảng Phong trào 5 Sao. Trong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu hồi tháng 5 vừa qua, Đảng NL giành phiếu bầu cao nhất, càng củng cố thêm vị thế của ông Salvini. Các cuộc thăm dò gần đây cũng cho thấy tỷ lệ ủng hộ với đảng NL của ông đang đạt mức cao. Dự báo đảng này có thể giành được 36-38% nếu tổ chức bầu cử sớm vào lúc này, cao nhất trong số các đảng phái hiện tại. Chính vì thế, động thái tách khỏi liên minh và yêu cầu bầu cử sớm nằm trong mục tiêu của ông Salvini nếu cuộc bầu cử sớm được tiến hành. Bản thân ông Conte cũng chỉ trích ông Salvini là người cơ hội vì tìm cách có được những thắng lợi chính trị mà bỏ qua quyền lợi của các đảng phái khác.

Ông Giuseppe Conte (phải) có bài phát biểu cuối cùng trước quốc hội Italy với tư cách Thủ tướng, ngay bên cạnh ông Matteo Salvini. Ảnh: AFP
Ông Giuseppe Conte (phải) có bài phát biểu cuối cùng trước quốc hội Italy với tư cách Thủ tướng, ngay bên cạnh ông Matteo Salvini. Ảnh: AFP

Tuy vậy nếu nhìn rộng hơn, đó vốn là điều vẫn thường xảy ra trên chính trường Italy. Chỉ trong 1 thập kỷ qua, nước này dường như bị mắc kẹt trong vòng luẩn quẩn khi “tuổi thọ” của các chính phủ chỉ được tính bằng tháng (trong 10 năm qua đã có đến 6 đời Thủ tướng). Nguyên nhân tình trạng “rối như tơ vò” này đến từ sự thoái trào của đảng phái chính trị truyền thống, cụ thể là đảng Dân chủ phe trung tả và đảng Tiến lên Italy phe trung hữu, cùng sự nổi lên của các đảng cực hữu, dân túy như NL hay M5S. Quan trọng hơn, sự đối đầu bế tắc giữa Tổng thống với các đảng được đánh giá là “bản sắc” truyền thống của văn hóa chính trị tại Italy, khiến cho các chính phủ liên tiếp cùng các sáng kiến cải cách luôn thất bại.

Nguy cơ “khủng hoảng kép”

Tương lai của Italy giờ đây nằm trong tay Tổng thống Sergio Mattarella. Tổng thống có thể đề xuất thành lập một nội các kỹ trị tạm quyền trong vài tháng tới, nếu các chính đảng đồng ý. Tuy nhiên, trong trường hợp không có lựa chọn nào khả dĩ, ông sẽ phải giải tán quốc hội và kêu gọi tiến hành bầu cử trước thời hạn, sớm nhất vào đầu tháng 10 tới. Hiện một số ý kiến cho rằng, một liên minh mới, lâu dài sẽ là điều cần thiết cho Italy hiện nay, và rất có thể một liên minh giữa Đảng Dân chủ (PD) và M5S sẽ được hình thành nhằm đảm bảo cho sự ổn định chính trị tại Italy. Nếu hai đảng này “bắt tay” thành lập liên minh, “ván cờ” của  ông Matteo Salvini coi như sẽ thất bại.

Dù với kịch bản nào, cuộc khủng hoảng chính trị cũng dấy lên sự lo ngại lớn khi nền kinh tế lớn thứ 3 Khu vực đồng euro (Eurozone) này đang phải chật vật để tăng trưởng với tỷ lệ nợ công trên GDP ở mức 132%. Số liệu thống kê của Cơ quan Thống kê quốc gia Italy đã cho thấy kinh tế nước này vẫn u ám sau “một thập kỷ mất mát”, kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế xảy ra tại châu Âu. Hiện tại, nhiều nền kinh tế Eurozone đã thoát khỏi khủng hoảng, nhưng tăng trưởng kinh tế của Italy vẫn hầu như “giậm chân tại chỗ”. Nếu tình hình chính trị Italy tiếp tục rối như tơ vò như hiện nay, kinh tế của nước này sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Các nhà đầu tư sẽ tháo chạy khỏi thị trường này, trong khi các ngân hàng cũng sẽ cân nhắc kỹ hơn trước các khoản vay từ Rome. Như vậy, viễn cảnh một cuộc “khủng hoảng kép” là điều có thể hình dung nếu Italy không tìm giải pháp gỡ rối bằng cách thành lập một chính phủ có khả năng quản trị.

Chứng khoán châu Âu giảm điểm sau tuyên bố từ chức của Thủ tướng Italy. Ảnh: CNBC
Chứng khoán châu Âu giảm điểm sau tuyên bố từ chức của Thủ tướng Italy. Ảnh: CNBC

Ngoài ra, tâm lý lo lắng cũng bao trùm cả châu Âu bởi khủng hoảng chính trị ở Italy sẽ làm tăng thêm sự bấp bênh cho các cuộc đàm phán quan trọng sắp tới về ngân sách của Italy còn lại của châu Âu. Đây là một thời điểm quan trọng đối với châu Âu trong bối cảnh nguy cơ suy thoái ở Đức và sự thành lập Ủy ban châu Âu mới có thể góp phần làm suy giảm niềm tin vào Eurozone. Trong ngắn hạn, niềm tin đối với Italy bị buộc phải đối mặt với các thử nghiệm khó khăn với bất kỳ chính phủ mới nào lên thay.  Italy cũng có thể tạo ra tình thế khó khăn cho Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) khi nợ công khổng lồ của nước này hiện được hỗ trợ bởi chương trình mua trái phiếu của ECB. Tuy nhiên, khi chương trình này kết thúc mà Italy vẫn lâm vào mức thâm hụt cao và tăng trưởng thấp thì điều này đồng nghĩa với mức phí mà các thị trường đòi hỏi để cho Italy vay sẽ tăng cao đáng kể.

Nói cách khác, bất ổn trên chính trường Italy sẽ kéo theo hàng loạt hệ lụy. Châu Âu vốn đang “mong manh”, sẽ càng dễ lung lay sau những bất ổn từ chính trường Italy./.

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó. 

Israel chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác ngoài Gaza

Israel chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác ngoài Gaza

(Baonghean.vn) - Israel đang tiếp tục cuộc chiến ở Gaza nhưng cũng đang chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác, Thủ tướng Benjamin Netanyahu cho biết ngày 11/4, trong bối cảnh lo ngại rằng Iran đang chuẩn bị tấn công Israel để đáp trả việc sát hại các chỉ huy cấp cao của Iran.

Trung Quốc khẳng định nước này sẽ không để ai bắt nạt trong vấn đề Ukraine

Trung Quốc khẳng định nước này sẽ không để ai bắt nạt trong vấn đề Ukraine

(Baonghean.vn) - Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Ukraine tuyên bố chuẩn bị kế hoạch phá hủy cầu Crimea; Nghị sĩ Ukraine thông qua dự thảo bước đầu về việc gọi nhập ngũ người bị kết án tù; Trung Quốc khẳng định nước này sẽ không để ai bắt nạt trong vấn đề Ukraine...

Hoài nghi về ‘chiếc ô hạt nhân’ của Mỹ, châu Âu tăng chi tiêu quân sự: Liệu có muộn?

Hoài nghi về ‘chiếc ô hạt nhân’ của Mỹ, châu Âu tăng chi tiêu quân sự: Liệu có muộn?

(Baonghean.vn) - Từng tin tưởng giao an ninh cho Mỹ trong suốt nhiều thập kỷ, châu Âu giờ thức tỉnh rằng, họ không còn có thể hoàn toàn trông cậy vào “chiếc ô hạt nhân”. Câu hỏi liệu một cường quốc hạt nhân có sẵn sàng đánh đổi lợi ích để bảo vệ đồng minh xa xôi, trở thành vấn đề cốt lõi.