Bầu cử Ấn Độ - đảng của Thủ tướng Modi vẫn 'bất khả chiến bại'

(Baonghean) - Cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ khóa 17 cuối cùng đã kết thúc sau hơn 1 tháng với 7 vòng bầu cử. Mặc dù phải đến ngày 23/5 tới đây, kết quả bầu cử chính thức mới được công bố, song kết quả các cuộc thăm dò đều cho thấy không có bất ngờ nào xảy ra, và đảng Nhân dân Ấn Độ (BJP) của Thủ tướng Narendra Modi sẽ lặp lại thành tích sau 5 năm.
Đảng BJP của Thủ tướng Narendra Modi được dự báo giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử Hạ viện (Bloomberg)
Đảng BJP của Thủ tướng Narendra Modi được dự báo giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử Hạ viện (Bloomberg)
“Thành trì” Narendra Modi

Ngay từ khi bắt đầu diễn ra, cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ đã được xem là một “phép thử” với Thủ tướng Narendra Modi khi Liên minh Dân chủ Quốc gia cẩm quyền do đảng Nhân dân Ấn Độ (BJP) lãnh đạo phải cạnh tranh quyết liệt với Liên minh Tiến bộ Thống nhất đối lập do đảng Quốc đại đứng đầu.

Trong đợt bầu cử này, khoảng 900 triệu cử tri Ấn Độ sẽ chọn ra 543 ghế nghị sĩ. Chính đảng hay liên minh nào giành được tối thiểu 272 ghế sẽ có quyền thành lập chính phủ. Các cuộc thăm dò ngoài phòng bỏ phiếu sau khi kết thúc 7 giai đoạn bầu cử đã dự đoán một chiến thắng áp đảo của đảng BJP khi số ghế mà đảng giành được dự kiến nằm trong khoảng từ 282 ghế đến 306 ghế - vượt ít nhất 10 ghế so với số ghế tối thiểu để thành lập chính phủ. Trong khi đó, đảng Quốc đại chỉ giành được từ 118 đến 142 ghế.

Như vậy, đảng BJP dưới sự dẫn dắt của Thủ tướng Narendra Modi đã một lần nữa “tái lập vinh quang” sau chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử hồi năm 2014. Đây cũng được coi là một chiến thắng cá nhân của ông Narendra Modi trước nhà lãnh đạo của đảng Quốc đại Rahul Gandhi – thế hệ thứ 4 của gia đình Gandhi từng lãnh đạo Ấn Độ trong suốt 5 thập kỷ.
Giới phân tích cho rằng, hình ảnh cá nhân trong sạch cùng những chính sách quyết liệt của Thủ tướng Narendra Modi trong nhiệm kỳ đầu tiên đã mang lại cho ông sự tín nhiệm của cử tri Ấn Độ. “Ghi điểm” nhất là nỗ lực trong năm 2016 của ông nhàm xóa bỏ “tiền đen” – tiền phi pháp sử dụng trong các hoạt động tham nhũng, bởi ở thời điểm đó, Ấn Độ đang chứng kiến làn sóng phẫn nộ của người dân khi hàng loạt vụ tham nhũng liên tiếp bị phanh phui.
Về kinh tế, trong năm năm qua, kinh tế Ấn Độ đã đạt mức tăng trưởng bình quân 7,3%, trở thành nền kinh tế xếp thứ 6 trên thế giới. Đáng chú ý, Thủ tướng Narendra Modi đã thúc đẩy mạnh mẽ sáng kiến “Make in India” nhằm tăng cường năng lực của các ngành sản xuất chế tạo, đồng thời thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và thu hút lao động trong nước.
Sáng kiến này đã tạo ra tiếng vang lớn, mang lại vị thế mới cho Ấn Độ trên thị trường toàn cầu và thường được so sánh với kế hoạch “Made in China” của Trung Quốc. Và thực tế cho thấy, Ấn Độ đã được xem là “công xưởng thứ 2” của thế giới chỉ sau Trung Quốc.
Trong bảng xếp hạng các quốc gia cải thiện hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thế giới, Ấn Độ đã tiến bộ đáng kể khi leo từ vị trí 142 lên 77 trong 4 năm qua. Bởi vậy, với việc bỏ phiếu cho đảng BJP, cử tri Ấn Độ cũng muốn trao cơ hội để cá nhân Thủ tướng Narendra Modi có thêm thời gian thực hiện những chính sách cải cách còn đang dang dở.
Lá bài “an ninh”

Dù Ấn Độ đã đạt được nhiều thành tựu cả về đối nội và đối ngoại trong nhiệm kỳ 5 năm đầu tiên của Thủ tướng Narendra Modi, song vẫn có những “mảng màu xám” khiến cử tri chưa thực sự hài lòng, đáng chú ý nhất là tỷ lệ thất nghiệp cao và thu nhập chưa được cải thiện của người dân ở khu vực nông thôn.

Người dân Ấn Độ theo dõi cập nhật kết quả bầu cử. Ảnh: India Times
Người dân Ấn Độ theo dõi cập nhật kết quả bầu cử. Ảnh: India Times
Mặc dù tăng trưởng GDP của Ấn Độ hàng năm vẫn đạt trên 7%, song Ấn Độ vẫn khá chật vật để giải quyết việc làm cho số lượng 1 triệu thanh niên gia nhập thị trường lao động mỗi tháng. Trong khi các chuyên gia kinh tế tính toán, để đáp ứng đủ  nhu cầu việc làm, Ấn Độ phải đạt mức tăng trưởng kinh tế từ 8,5 – 10%/năm.

Số liệu do Trung tâm Giám sát Kinh tế Ấn Độ công bố cho thấy, tỷ lệ thất nghiệp ở Ấn Độ đã tăng lên mức 7,2% trong tháng 2 vừa qua. Trong giai đoạn từ giữa năm 2016-2018, có ít nhất 5 triệu người Ấn Độ đã bị mất việc làm, trong đó thanh niên thành thị là đối tượng chịu tác động nặng nề nhất. Trong khi đó, thống kê cho thấy thu nhập của nông dân Ấn Độ năm ngoái đã giảm xuống mức thấp nhất trong 18  năm qua. Đó chính là lý do trong chiến dịch tranh cử, đảng Quốc Đại đã “xoáy” vào khả năng quản lý kinh tế chưa tốt và việc không thể tạo ra công ăn việc làm của chính phủ để lôi kéo cử tri.

Tuy nhiên, đội ngũ tranh cử của ông Narendra Modi đã rất khôn ngoan khi có những thay đổi chiến lược trong chiến dịch tranh cử.

Nếu năm 2014, BJP tập trung đầu tiên vào mục tiêu giải quyết thất nghiệp, thì lần này mục tiêu đã bị đẩy xuống hàng thứ yếu. Thay vào đó, BJP đưa hai ưu tiên khác lên trên là an ninh quốc gia và chống khủng bố. Vụ tấn công xảy ra tại khu vực Kashmir ngay trước thềm bầu cử làm 40 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng đã góp phần tạo dựng sự tin tưởng của cử tri với những cam kết về chống khủng bố, đảm bảo an ninh quốc gia của Thủ tướng Narendra Modi và đảng BJP,  thổi bùng tinh thần yêu nước tại quốc gia 1,3 tỉ dân này.

Cuộc bầu cử được xem là phép thử với cá nhân ông Narendra Modi. Ảnh: Getty
Cuộc bầu cử được xem là phép thử với cá nhân ông Narendra Modi. Ảnh: Getty
Các cuộc thăm dò cho thấy, sau cuộc đụng độ với Pakistan, tỷ lệ ủng hộ ông Narendra Modi cao hơn hẳn so với các đối thủ. Không ít cử tri Ấn Độ cho biết họ lần đầu tiên bỏ phiếu cho ông Narendra Modi, chỉ đơn giản vì họ thích cách ông đã xử lý vấn đề với Pakistan trong vụ tấn công làm 40 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng.

Nhưng ngoài việc khai thác sự lo lắng của cử tri về tranh chấp lãnh thổ ở Kashmir với Pakistan, việc lấy trọng tâm là “an ninh” đã được đội ngũ tranh cử của ông Modi chuẩn bị một cách bài bản trong suốt thời gian qua với hàng loạt động thái như ký kết hợp đồng mua chiến đấu cơ Rafale của Pháp, hồi đầu năm nay là mua gần 500 xe bọc thép của Nga, trong đó gần 2 tỷ USD để trang bị xe tăng đời mới T-90MS. Và như để “thêm hoa trên gấm”, ngay hai tuần trước bầu cử, ông Modi đã trịnh trọng thông báo với toàn dân Ấn Độ đã bắn hạ thành công vệ tinh ở quỹ đạo thấp, ghi tên Ấn Độ vào danh sách các cường quốc chinh phục không gian.

Giới phân tích nhận định, uy tín cá nhân cùng những chính sách của chính phủ trong 5 năm qua sẽ giúp Thủ tướng Narendra Modi và đảng BJP sẽ tiếp tục nắm quyền điều hành đất nước thêm 5 năm nữa, mang theo những kỳ vọng của người dân về việc đưa Ấn Độ trở thành một cường quốc cả về kinh tế và quân sự, xây dựng vị thế một nước lớn trong khu vực và trên thế giới. 

tin mới

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.