Ấn Độ lo ngại vì Trung Quốc ra luật mới về biên giới

Theo PV (vn.sputniknews.com)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Ấn Độ lo ngại về Luật Biên giới đất liền mới của Trung Quốc có thể có tác động đến các thỏa thuận quản lý biên giới song phương hiện có.

"Chúng tôi lo ngại vì quyết định đơn phương của Trung Quốc, thông qua đạo luật có thể ảnh hưởng đến các thỏa thuận song phương hiện có về quản lý đường biên cũng như về vấn đề biên giới. Động thái đơn phương như vậy sẽ không liên quan gì đến những thỏa thuận mà hai bên đã đạt được trước đây, cho dù theo vấn đề biên giới hay việc gìn giữ hòa bình yên tĩnh dọc đường kiểm soát thực tế trong khu vực biên giới Ấn-Trung. Chúng tôi cũng trông đợi rằng Trung quốc tránh hành động theo kiểu viện dẫn đạo luật này mà có thể đơn phương thay đổi tình hình ở khu vực biên giới của Ấn Độ và Trung Quốc", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ấn Độ Arindam Bagchi tuyên bố.

Ảnh AFP
Ảnh minh họa: AFP

Vấn đề chưa giải quyết xong của 2 nước

"Cả hai bên nhất trí tìm kiếm giải pháp công bằng, hợp lý và cùng chấp nhận được cho vấn đề biên giới, thông qua phương thức tham vấn trên cơ sở bình đẳng. Chúng tôi cũng đã ký kết một số hiệp định song phương, biên bản và thỏa thuận để gìn giữ hòa bình và yên tĩnh dọc tuyến phân chia thực tế trong khu vực biên giới của Ấn Độ và Trung Quốc", tuyên bố cho biết thêm.

Tình trạng căng thẳng giữa Ấn Độ và Trung Quốc bắt đầu leo thang ở khu vực biên giới Ladakh hồi tháng 5 năm 2020, khi xảy ra loạt vụ xung đột giữa các đơn vị quân đội 2 nước ở khu vực hồ Pangong, khiến New Delhi và Bắc Kinh sau đó phải tăng cường hiện diện quân sự tại địa bàn này. Kết quả đối đầu khiến quan hệ giữa 2 nước trở nên lạnh nhạt, cụ thể Ấn Độ đã hủy bỏ một số hợp đồng mà các công ty Trung Quốc thắng thầu, cấm một số ứng dụng máy tính của Trung Quốc và hủy bỏ việc mua một số hàng hóa, thiết bị từ Trung Quốc.

tin mới

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.